Diễn đàn học tập & trao đổi Luật 2007 Đại Học Cần Thơ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

GIÚP HỌC TỐT LUẬT NGÂN SÁCH

Go down

GIÚP HỌC TỐT LUẬT NGÂN SÁCH Empty GIÚP HỌC TỐT LUẬT NGÂN SÁCH

Bài gửi  nguyenthanhtoan14687 Sat Oct 03, 2009 11:56 am

PHẦN A: LUẬT NGÂN SÁCH
Luật ngân sách nhà nước được ban hành từ năm 1996. Qua thực tiễn áp dụng và được sửa đổi bổ sung, chỉnh lý cho phù hợp. Và đến ngày 16/02/2002 Quốc hội Khoá XI kỳ họp thứ 2 đã thông qua (sửa đổi) và có hiệu lực thi hành từ năm 2004 (thay thế cho Luật Ngân sách năm 1996).

Đây là cơ sở pháp lý quan trọng tạo ra cơ chế quản lý mới vừa thể hiện sự tập trung thống nhất, vừa phân cấp mạnh mẽ và tăng quyền chủ động tài chính cho các địa phương, các ngành, các cấp, các đơn vị sử dụng ngân sách, đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật, gắn quyền lợi với trách nhiệm tăng cường dân chủ, công khai, minh bạch và thực hiện mạnh mẽ cải cách hành chính trong toàn bộ các khâu của quá trình ngân sách từ lập dự toán, quyết định dự toán đến chấp hành, kế toán, kiểm toán và quyết toán ngân sách nhà nước.

Để cụ thể hoá các quy định của Luật Ngân sách 2002 có hiệu lực thi hành từ năm 2004. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước. Bộ Tài chính có Thông tư số 59/2003/TT-BTC; Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003; Thông tư số 79 và số 80/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003.

Để các cơ quan đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước nắm vững Luật Ngân sách, để Luật đi vào cuộc sống. Bộ Tài chính và UBND tỉnh đã nhiều lần tuyên truyền, phổ biến, tập huấn cho các địa phương, các ngành, các cấp và các đơn vị sử dụng ngân sách về Luật Ngân sách và các văn bản có liên quan.

Sau đây là những nội dung cơ bản của Luật Ngân sách:
Luật ngân sách năm 2002 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2004 gồm 8 Chương, 77 Điều.
Chương I: QUY ĐỊNH CHUNG Chương này 14 Điều.
* Các khái niệm:
+ Ngân sách nhà nước: Là thu chi được duyệt trong 1 năm để đảm bảo thực hiện chức năng nhiệm vụ của nhà nước.
+ Thu ngân sách nhà nước bao gồm:
- Thuế, Phí, Lệ phí
- Các hoạt động kinh tế nhà nước (Tập đoàn)
- Đóng góp (của các tổ chức, cá nhân)
- Viện trợ
- Các khoản thu khác theo quy định của Pháp luật

+ Chi ngân sách nhà nước:
- Chi phát triển kinh tế - xã hội
- Chi an ninh quốc phòng
- Chi đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà nước
- Chi trả nợ
- Chi viện trợ
- Chi khác: Đảm bảo xã hội, người có công, chính sách xã hội...
* Điều 4:
+Ngân sách nhà nước gồm:
- Ngân sách Trung ương
- Ngân sách địa phương
- Ngân sách địa phương bao gồm: Ngân sách các đơn vị hành chính các cấp có HĐND và UBND.

Như vậy: Có 4 cấp tương ứng:
- Ngân sách Trung ương
- Ngân sách tỉnh
- Ngân sách huyện
- Ngân sách xã.
+ Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi:
- Thu đúng Luật
- Chi ngân sách phải đảm bảo (Điều 5)
* Có trong dự toán ( trừ Điều 52 và Điều 59)
* Đúng chế độ định mức
* Được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết định chi (hoặc uỷ quyền)


-Việc chi ngân sách cần phải được thực hiện theo quy định của Pháp luật:
+ Đấu thầu
+ Chỉ định thầu
+ Chào hàng cạnh tranh...
- Các cấp các ngành không được đặt ra các khoản chi trái Pháp luật.
- Người điều hành dự toán (đứng đầu cơ quan) phải chịu trách nhiệm tổ chức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng.
* Điều 9 : Quỹ dự phòng tài chính
Ngân sách các cấp phải bỏ ra khoảng từ 2-5% / Tổng số chi để dự phòng chống thiên tai, hoả hoạn, nhiệm vụ cấp bách phát sinh ngoài dự toán.
Như vậy: NS Trung ương, tỉnh, huyện, xã đều phải có Quỹ dự phòng 2-5% /Tổng số chi
+ Năm ngân sách: Bắt đầu từ 01/01 và kết thúc 31/12 năm dương lịch.
Chương II: NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA QUỐC HỘI, CHỦ TỊCH NƯỚC, CHÍNH PHỦ, CÁC CƠ QUAN KHÁC CỦA NHÀ NƯỚC VÀ TRÁCH NHIỆM, NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.
Chương này gồm 15 Điều, từ Điều 15-29, tập trung vào những điều sau:
* Điều 24: Nhiệm vụ của cơ quan Bộ, ngang bộ thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở Trung ương:
- Xây dựng dự toán ở cơ quan mình
- Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách thuộc lĩnh vực, ngành phụ trách.
* Điều 25: Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND các cấp
Căn cứ vào nhiệm vụ thu – chi được cấp trên giao và thực tế tại địa phương, quyết định:
+ Dự toán thu – chi ngân sách trên địa bàn
+ Quyết định phân bổ dự toán ngân sách cấp mình
+ Phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương
+ Quyết định chủ trương, biện pháp thực hiện triển khai ngân sách địa phương
+ Quyết định điều chỉnh ngân sách địa phương
+ Giám sát việc thực hiện ngân sách
+ Bãi bỏ những văn bản quy phạm pháp luật về tài chính - ngân sách của UBND cùng cấp và cấp dưới trái với quy định của Pháp luật
* Điều 26: Quyền hạn của UBND các cấp
+ Lập dự toán (Thu – chi )
+ Lập quyết toán ngân sách địa phương trình HĐND cùng cấp phê duyệt
+ Kiểm tra Nghị quyết HĐND cấp dưới về tài chính – ngân sách
Ngoài ra còn nhiều nhiệm vụ khác
Chương III: NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI CỦA NGÂN SÁCH CÁC CẤP
Chương này gồm 7 Điều ( Từ Điều 30 đến Điều 36)

Chúng ta cần nghiên cứu các điều sau:
* Điều 32: Nguồn thu của ngân sách địa phương
1. Khoản được hưởng 100%
- Thuế nhà đất, thuế tài nguyên, lệ phí trước bạ.....(18 khoản)
2. Khoản phân chia % với ngân sách Trung ương
- Thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập với người có thu nhập cao... (khoản 2 Điều 20)
3. Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương
4. Thu huy động đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng.
* Điều 33: Nhiệm vụ chi ngân sách địa phương
1. Chi đầu tư phát triển
2. Chi thường xuyên
3. Chi trả nợ gốc và lãi cho huy động đầu tư phát triển
4. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính cho cấp tỉnh
5. Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới
Chương V: LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Từ Điều 37 đến Điều 49 (13 điều)
Trọng tâm:
* Điều 45 Khoản 3
+ HĐND cấp tỉnh quyết định dự toán ngân sách địa phương, phân bổ dự toán ngân sách cấp tỉnh trước ngày 10/12 năm trước.
+ HĐND cấp dưới:
- Quyết định dự toán ngân sách địa phương, phân bổ ngân sách năm sau của cấp mình, chậm nhất 10 ngày sau khi UBND tỉnh công bố.
* Điều 49: Điều chỉnh dự toán ngân sách
1. Trường hợp có biến động lớn về ngân sách
2. Trường hợp có yêu cầu về quốc phòng an ninh
Chương IV: CHẤP HÀNH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Từ Điều 50 đến Điều 60 (11 Điều)
Trọng tâm
* Điều 50: Sau khi được UBND tỉnh giao dự toán, các đơn vị dự toán có trách nhiệm phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc đảm bảo đúng chế độ, định mức, lĩnh vực chi và phải được sự đồng ý thống nhất của cơ quan tài chính cùng cấp và phải hoàn thành trước ngày 31/12 năm trước.

* Điều 51: Trường hợp cần thiết các đơn vị dự toán có thể điều chỉnh dự toán các đơn vị trực thuộc (Cấp II, Cấp III) trong phạm vi sau khi thống nhất với cơ quan tài chính.
Chương VI: KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Chương này gồm 8 Điều từ Điều 61 đến Điều 68
Trọng tâm:
* Điều 62 khoản 2
- Thu ngân sách năm trước nộp năm sau hạch toán vào thu năm sau.
- Các khoản chi ngân sách đến 31/12 chưa thực hiện hoặc chưa chi hết nếu được cơ quan có thẩm quyền cho chi trong thời gian chỉnh lý quyết toán thì hạch toán, quyết toán vào chi ngân sách năm trước.
- Trường hợp chuyển nguồn thì hạch toán chi ngân sách năm sau.
* Điều 63
Kết dư ngân sách Trung ương, cấp tỉnh.
- 50% vào quỹ dự trữ tài chính
- 50% vào ngân sách năm sau

Chương VII: KIỂM TRA, THANH TRA, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

6 Điều, từ Điều 68 đến Điều 74
* Điều 72: Những hành vi sau đây là những hành vi vi phạm pháp luật ngân sách
+ Che dấu nguồn thu
+ Miễn giảm không đúng thẩm quyền
+ Lợi dụng chức vụ
+ Thu sai pháp luật

+ Chi sai chế độ, không đúng mục đích, dự toán
+ Duyệt quyết toán sai chế độ quy định
+ Hạch toán sai chế độ kế toán và Mục lục NSNN
+ Hoàn thuế, tự khai thuế sai
+ Hoá đơn, chứng từ quản lý sai
+ Trì hoãn quyết toán ngân sách
+ Các hành vi khác trái với quy định của pháp luật


Chương 8:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
3 Điều, từ Điều 75 đến Điều 77
Như vậy thông qua Luật Ngân sách chúng ta cần rõ:
1. Cấp ngân sách:
- Ngân sách Trung ương
- Ngân sách tỉnh
- Ngân sách huyện
- Ngân sách xã
2. Thế nào là bội chi ngân sách
Theo Luật Ngân sách: Bội chi ngân sách nhà nước là bội chi ngân sách Trung ương
Số bội chi NS = Tổng số thu NSTW - Tổng số chi NSTW

3. Dự phòng ngân sách dùng cho mục đích nào?
- Dùng cho phòng chống thiên tai
- Nhiệm vụ cấp bách an ninh quốc phòng
Dự phòng ngân sách nằm ở 4 cấp
4. Dự trữ tài chính là gì? Cấp nào được lập? Nguồn hình thành và mức khống chế tối đa?
+ Quỹ dự trữ tài chính là Quỹ của Chính phủ, UBND cấp tỉnh, độc lập với NSNN
+ Cấp lập: NSTW, NS tỉnh.
+ Nguồn: 50% kết dư, bố trí một khoản trong DTNS
+ Mức tối đa không quá 25% dự toán chi hàng năm

5. Mọi báo cáo quyết toán NS phải được kiểm toán trước khi phê duyệt?
Đúng! Theo Điều 66 khoản 4
6. Công khai NS có bắt buộc không?
Bắt buộc, theo khoản 1 Điều 13
7. Định mức phân bổ NS là gì ?
Thủ tướng + HĐND
8. Định mức chi tiêu ngân sách là gì?
Thủ tướng + Bộ Tài chính + HĐND

9. Đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện như thế nào?
10. HĐND các cấp có được quy định định mức chi trên không?
Không. Trừ HĐND cấp tỉnh, phải phù hợp quy định chung, phải báo cáo Bộ Tài chính theo quy định tại Điều 10 Nghị định 60/2003/NĐ-CP
11. Ổn định ngân sách là gì? Thời kỳ ổn định ngân sách và cơ quan nào quy định
Ổn định ngân sách: Là thực hiện ổn định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách các cấp và tỷ lệ % phân chia các khoản thu và bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới trong 1 thời kỳ nhất định.
Thời kỳ ổn đinh : 3-5 năm


12. Thế nào là đơn vị dự toán cấp I, II, III? Một đơn vị có thể đứng vai trò của nhiều cấp dự toán không?
Đơn vị dự toán Cấp I: Là đơn vị trực tiếp nhận dự toán ngân sách hàng năm do Thủ tướng Chính phủ hoặc UBND tỉnh giao. Đơn vị dự toán cấp I phân bổ, giao dự toán cho đơn vị cấp dưới trực thuộc.
Đơn vị dự toán Cấp II: Cấp dưới của Cấp I được ĐVDT Cấp I giao dự toán và thực hiện phân bổ giao dự toán cho ĐVDT Cấp III (Trường hợp được uỷ quyền của Cấp I) kế toán đơn vị mình và kế toán quyết toán đơn vị cấp dưới.

Đơn vị dự toán Cấp III: Là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách được ĐVDT Cấp I hoặc Cấp II giao dự toán, có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán, quyết toán ngân sách đơn vị mình và đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc nếu có theo quy định.
Đơn vị dự toán Cấp I nếu không có ĐVDT trực thuộc thì đóng vai trò ĐVDT cấp III
Đơn vị cấp dưới của đơn vị dự toán Cấp III gọi là đơn vị dự toán trực thuộc
Nếu đơn vị dự toán trực thuộc đơn vị dự toán Cấp I không có đơn vị dự toán cấp dưới thì đơn vị dự toán đó cũng là đơn vị dự toán Cấp III (không có cấp II)
13. Những trường hợp nào thì cơ quan thu được thu trực tiêp:
+ Theo Thông tư 80/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003 và TT 63 ngày 23/6/2003.

Phần II: Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 26/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn Luật Ngân sách.
Nghị định này gồm 7 Chương 86 Điều, hơn Luật Ngân sách 9 Điều
Nếu cộng số Điều NĐ + Luật = 163 Điều
Về nội dung cơ bản là hướng dẫn Luật Ngân sách
Phần III: THÔNG TƯ 59/2003/TT-BTC ngày 14/8/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 26/6/2003 của Chính phủ. Basketball
nguyenthanhtoan14687
nguyenthanhtoan14687

Tổng số bài gửi : 7
Join date : 01/10/2009
Age : 36
Đến từ : Lớp Luật 2007 ĐH Cần Thơ

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết