Diễn đàn học tập & trao đổi Luật 2007 Đại Học Cần Thơ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Bài giảng Luật Hôn Nhân & Gia Đình 2 (Cô Mỹ Linh)

Go down

Bài giảng Luật Hôn Nhân & Gia Đình 2 (Cô Mỹ Linh) Empty Bài giảng Luật Hôn Nhân & Gia Đình 2 (Cô Mỹ Linh)

Bài gửi  Law2007 Thu Oct 01, 2009 10:59 am


CHUYÊN ĐỀ 2. THỰC HIỆN QUYỀN HƯỞNG DI SẢN
MỤC 1. CHUYỂN GIAO DI SẢN
A/ Các thể thức chuyển giao di sản
I/ Quyền hưởng di sản có ngay từ thời điểm mở thừa kế (đ636 BLDS)
II/ Chế định người quản lý di sản (đ638 BLDS)
1/ Quản lý chính thức – k1 đ638 (người quản lý di sản)
a/ Chỉ định người quản lý
Do người lập di chúc cử ra hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử ra
b/ Thân phận của người quản lý:
- Đối với người thứ 3: là người đại diện của người thừa kế
- Đối với người thừa kế: là người được ủy quyền
2/ Quản lý thực tế - k2 đ638 (người đang chiếm hữu, quản lý, sử dụng di sản)
a/ Chỉ định người quản lý -> chỉ định đương nhiên do đang nắm giữ tài sản.
b/ Thân phận của người quản lý
- Đối với người thứ 3: chỉ là người năm giữ 1 hoặc nhiều tài sản của người chết
- Đối với người thừa kế: người thừa kế và người quản lý thực tế có những quyền và nghĩa vụ giống như các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể của hợp đồng ủy quyền hoặc thực hiện công việc không có ủy quyền của những người thừa kế.
B/ Tính chất tùy nghi của việc chuyển giao di sản:
I/ Người có quyền từ chối nhận di sản
- Người được thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
- Là người được di tặng (tài sản có > tài sản nợ).
II/ Thời hạn thực hiện
- 6 tháng
- Tất cả các hàng thừa kế chỉ có thời hạn 6 tháng để thực hiện quyền từ chối nhận di sản.
- Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản dù chưa được gọi.
III/ Thể thức:
1/ Phạm vi tác động của quyền từ chối
- Từ chối theo di chúc
- Từ chối theo pháp luật
- Từ chối cả di chúc và pháp luật
2/ Thủ tục (k2 d642)
- Lập văn bản
- Thông báo cho người đồng thừa kế, UBND hoặc Cơ quan CC, người phân chia di sản.
IV/ Hiệu lực
1/ Nguyên tắc
- Từ chối theo di chúc -> thì phần hưởng theo di chúc sẽ di chuyển theo pháp luật.
- Từ chối theo pháp luật -> sẽ không thừa kế theo pháp luật.
- Từ chối theo di chúc và pháp luật -> đương sự không còn là người thừa kế.
2/ Trường hợp đặc biệt
a/ Từ chối gian lận (k1 đ642)
- Điều kiện:
+ Người thừa kế có nghĩa vụ tài sản của bản thân.
+ Người thừa kế có khả năng thanh toán.
- Hiệu lực: từ chối vô hiệu.
b/ Từ chối có người đồng thừa kế
- Người đồng thừa kế theo pháp luật
+ Nếu 1 người từ chối thì sẽ làm gia tăng phần tài sản của các đồng thừa kế cùng hàng.
+ Nếu tất cả từ chối thì gọi hàng kế tiếp.
- Người đồng thừa kế theo di chúc
+ Nếu phần thừa kế xác định rõ theo di chúc và không có người thừa kế trong di chúc thì phần bị từ chối sẽ chia theo pháp luật.
+ Nếu phần thừa kế không xác định rõ và có nhiều người thừa kế theo di chúc thì người thừa kế theo di chúc không từ chối nhận di sản sẽ hưởng trọn.
MỤC 2/ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÓ
I/ Quản lý chính thức:
1/ Phạm vi quản lý
- Người quản lý di sản: có nghĩa vụ quản lý tòan bộ di sản.
- Quyền và nghĩa vụ của người quản lý (đ639, 640)
 có nghĩa vụ lập danh mục di sản.
2/ Nội dung quản lý
a/ Quản trị
- Có quyền kiện đòi lại tài sản (có nghĩa vụ thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu – k1 đ639)
- Yêu cầu niêm phong tài sản, bán tài sản dễ hư hỏng: trái cây chín? Tiến hành sữa chữa định kỳ? -> có nghĩa vụ bảo quản di sản.
b/ Quyền định đoạt
 chỉ có quyền định đoạt với sự đồng ý của những người thừa kế.
II/ Quản lý thực tế:
1/ Phạm vi quản lý
- Chỉ có quyền quản lý tài sản do mình đang thực tế quản lý thôi.
- Người quản lý thực tế có thể trở thành quản lý chính thức nếu tòan bộ di sản nằm trong tay họ.
2/ Nội dung quản lý
a/ Quản trị
- Chỉ có quyền gìn giữ, bảo quản -> không có quyền kiện đòi tài sản.
b/ Quyền định đoạt
Tuyệt đối không được định đoạt (trừ trường hợp được người thừa kế cho phép, ủy quyền bằng văn bản) -> người quản lý thực tế thực hiện giao dịch với tư cách người được ủy quyền.
MỤC 3/ THANH TÓAN NỢ DI SẢN
I/ Thành phần tài sản nợ của di sản:
1/ Những nghĩa vụ do người có di sản xác lập
a/ Ngoài hợp đồng
Nghĩa vụ cấp dưỡng, thuế, bồi thường thiệt hại
b/ Trong hợp đồng: tiền công lao động
2/ Các chi phí liên quan đến thừa kế: tức là những món nợ do hệ quả trực tiếp từ cái chết của người có di sản.
VD: mai táng, ma chay, chăm sóc mồ mã…
3/ Những nghĩa vụ có nguồn gốc từ việc quản lý di sản
VD: bảo quản di sản, thù lao cho người quản lý.
II/ Trách nhiệm đối với trả nợ di sản
1/ Người chịu trách nhiệm về trả nợ di sản
Người thừa kế theo di chúc và người thừa kế theo pháp luật.
2/ Phạm vi trách nhiệm (đ637)
a/ Nếu có người quản lý chính thức
Chủ nợ có quyền yêu cầu người quản lý chính thức thực hiện việc trả nợ trong phạm vi di sản (phải lập danh mục di sản).
b/ Nếu không có người quản lý chính thức:
- Nguyên tắc: người thừa kế chịu trách nhiệm về nợ di sản trong phạm vi di sản. Trong trường hợp có nhiều người thừa kế thì mỗi người chịu trách nhiệm 1 phần tương ứng với tài sản có được nhận.
- Trong trường hợp có sự lẫn lộn sản nghiệp của người thừa kế với di sản -> người thừa kế phải trả nợ bằng tài sản thuộc di sản và tài sản riêng -> lập danh mục di sản.
III/ Thực hiện việc trả nợ
1/ Quản lý chính thức
a/ Người đứng ra trả nợ -> người quản lý chính thức
b/ Tài sản bảo đảm
- Nguyên tắc: là khối di sản
- Ngoại lệ: di sản + tài sản riêng của người quản lý, nếu không lập danh mục di sản.
c/ Cách trả (đ683)
d/ Thời hiệu (k2 đ645): 3 năm
2/ Quản lý thực tế:
a/ Người đứng ra trả nợ -> người thừa kế
b/ Tài sản bảo đảm
- Nguyên tắc: di sản
- Trong trường hợp lẫn lộn sản nghiệp: di sản + tài sản riêng của người thừa kế
c/ Cách trả
Theo luật chung -> ai đến trước trả trước, ai đến sau trả sau.
MỤC 4/ PHÂN CHIA DI SẢN
I/ Những người liên quan đến việc phân chia
- Người hưởng di sản 1 phần ( xác định hoặc chưa xác định)
- K2 đ224 -> chủ nợ của người hưởng 1 phần di sản chưa chia.
II/ Thời điểm:
1/ Nguyên tắc
Bất kỳ những người quan tâm kể trên đều có quyền yêu cầu chia, vào bất kỳ lúc nào
Vd: X, Y, Z được hưởng di sản -> chỉ Z muốn chia di sản, dù X, Y không muốn -> TA vẫn giải quyết cho Z phần của mình.
2/ Ngoại lệ (đ686)
a/ Có thỏa thuận không chia -> theo đúng thỏa thuận của những người thừa kế.
b/ Có ý chí của người lập di chúc + di chúc cấm phân chia trong 1 thời hạn -> di sản chỉ được phân chia sau khi hết thời hạn đó.
c/ Có yêu cầu của vợ (chồng) người để lại di sản
- Điều kiện
+ Việc phân chia di sản ảnh hưởng đến cuộc sống của vợ (chồng), gia đình.
+ Có yêu cầu của vợ (chồng).
- Hiệu lực
+ Hoãn phân chia
+ Do TA xác định thời gian, nhưng không quá 3 năm.
+ Việc hoãn phân chia sẽ chấm dứt khi: do hết hạn hoặc người yêu cầu chết, hoặc người yêu cầu kết hôn với người khác.
III/ Thể thức:
1/ Điều kiện về hình thức:
a/ Phân chia theo thỏa thuận -> lập văn bản
b/ Phân chia trước TA -> có bản án.
2/ Điều kiện về nội dung
a/ Xác định khối tài sản chia
- Có thỏa thuận -> theo đúng thỏa thuận.
- Không có thỏa thuận -> xác định khối tài sản chia là theo đúng yêu cầu của người muốn chia.
VD: X muốn chia đất, ôtô
Y muốn chia nhà, đất
Z muốn chia xe, đất
Di sản gồm có: nhà, xe, đất, ôtô.
TA sẽ cho chia hết.
b/ Cách chia (k2 đ685)
- Có thỏa thuận -> theo đúng thỏa thuận.
- Nếu không có thỏa thuận
+ tài sản nào chia được bằng hiện vật thì chia
+ tài sản không chia được bằng hiện vật -> đem bán -> chia tiền.
IV/ Trường hợp đặc biệt
1/ Bỏ sót người thừa kế (k1 đ687) -> nhận phần giá trị, ở thời điểm phân chia di sản
2/ Có người thừa kế giả (k2 đ687) -> trả lại phần giá trị, ở thời điểm phân chia di sản.


Law2007
Law2007

Tổng số bài gửi : 1
Join date : 29/09/2009

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết